Bệnh giun tròn ở chó con và cách phòng tránh

Bệnh giun tròn ở chó con và chó sơ sinh là căn bệnh vô cùng khôn lường. Thực sự thì rất khó để bạn có thể nhận biết cún có bị nhiễm giun hay không. Khi cún đã có biểu hiện phát triển nặng thì cơ hội đã muộn rồi. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về bệnh giun tròn ở chó con và chó sơ sinh.

Tỷ lệ nhiễm các loại giun ở chó con

Theo thống kê của các nhà nghiên cứu khoa học thì chó non dễ bị nhiễm giun ngay từ lúc sơ sinh đến 4 tháng tuổi, thời điểm nhiễm nặng nhất là từ 17-20 ngày tuổi. Tỷ lệ chó non bị nhiễm giun là khá cao, khoảng 52%. Trong khi đó, tỷ lệ chó trưởng thành trên 1 năm tuổi nhiễm chỉ có 12%. Thông thường, chó ngoại nhập và chó cái sẽ có tỷ lệ nhiễm giun cao hơn so với chó nội địa và chó đực.

Phần lớn chó con bị nhiễm loại giun Toxocara canis thuộc họ Ascaridae có màu vàng nhạt, đầu hơi cong về phía bụng.

Vì sao chó con và sơ sinh dễ mắc bệnh giun tròn?

 Lý do mà chó con thường bị nhiễm giun là qua nhau thai của chó mẹ. Do chó mẹ đã nhiễm giun tròn từ trong môi trường sinh sống, rồi ấu trùng di chuyển qua nhau thai vào bào thai và phát triển, trưởng thành ở cún con.

Như vậy, chó con chưa ra đời đã có khả năng bị nhiễm giun tròn rồi. Ngoài ra, cún con bị nhiễm giun cũng có thể thông qua việc uống sữa mẹ trực tiếp.

Hậu quả của bệnh giun tròn ở chó

Ấu trùng giun tròn sẽ di chuyển, phân tán trong cơ thể và làm tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể cún. Không những vậy, chúng còn mang theo nhiều loại virus, vi khuẩn nguy hiểm. Khi giun trưởng thành phát triển với số lượng lớn trong cơ thể sẽ gây tắc ruột, thủng ruột, viêm loét, tắc ống mật, thậm chí có thể gây tử vong.

Độc tố của giun khiến cũn bị trúng độc hệ thần kinh. Dấu hiệu chó bị nhiễm độc là run rẩy, co giật, nôn mửa, sủa vô thức, khó thở. Lưỡi cùng các niêm mạc nhợt nhạt, da tím tái lăn ra chết.

Triệu chứng nhiễm bệnh giun tròn là thiếu máu, còi cọc, gầy yếu, hay tiêu chảy, bụng to chướng, khó vận động, bỏ bú mẹ và bỏ ăn, đái ra máu.

Cách phòng tránh giun tròn ở cún con

Để phòng tránh việc chó con và chó sơ sinh bị nhiễm giun tròn, bạn cần giữ vệ sinh môi trường xung quanh: chuồng, dụng cụ nuôi và nước uống của chó phải luôn sạch sẽ. Chủ động tẩy giun sán định kỳ từ sớm cho chó con. Nên tẩy ngay cho cún ngay từ khi chó 20 được ngày tuổi, sau 2 tuần nhắc lại 1 lần. Bạn nên chủ động tẩy giun cho cả chó con lẫn chó mẹ vì một khi giun tròn đã phát triển quá nhiều thì sẽ không còn cơ hội điều trị nữa.

Như vậy, bệnh giun tròn là một bệnh lý rất nguy hiểm không chỉ đối với cún con mà nguy hiểm với ngay cả chó đã trưởng thành. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin và tẩy giun cho cún cưng đúng cách, phù hợp. Nếu có điều gì cần thắc mắc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0964865620 để được các bạn nhân viên hỗ trợ kịp thời nhé.