Cách cứu hộ chó bị bỏ rơi

Khi đang đi trên đường mà vô tình gặp phải một chú cún bị lạc hay bị bỏ rơi, bạn đã biết phải làm gì chưa? Nếu chưa bạn đừng bỏ qua những điều dưới đây nhé!

Chăm sóc chó gầy và thiếu dinh dưỡng - thức ăn cho chó meocun.com

Đôi khi các trại động vật hoặc các nhóm cứu hộ chó mèo là món quà vô giá với một con chó vô gia cư gầy và thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Dưới đây là các biện pháp liên quan đến hỗ trợ chăm sóc chó và phục hồi cấp cứu cho chó trong trường hợp này.

Điều tốt nhất có thể làm là con chó phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi một bác sỹ thú y và tư vấn thú y nên được đưa ra liên quan đến chăm sóc điều dưỡng cho con chó. Tuy nhiên, nếu hỗ trợ thú y không có sẵn, bạn có thể làm như sau trước khi đưa chó đến gặp bác sỹ thú y.

  1. Tạo một biểu đồ cá nhân cho con chó để ghi chép những ghi chú hàng ngày về con chó.
  2. Ghi lại nhiệt độ, trọng lượng của con chó và cũng lưu ý một trọng lượng bình thường ước tính trên biểu đồ.
  3. Tiến hành khám lâm sàng kỹ lưỡng. Đừng bỏ qua việc kiểm tra khoang miệng những chỗ răng bị gãy, mảnh xương kẹt giữa các kẽ răng, vết rách dưới lưỡi nếu có. Kiểm tra các bệnh nhiễm trùng, hậu môn, phân hay móng của chó xem có tổn thương nào không
  4. Nhẹ nhàng dò ngón tay của bạn vào khu vực bụng của con chó xem chó có bị đau chỗ nào không. Nếu có, con chó có thể cần được chăm sóc thú y; nếu không có gì xảy ra thì vùng bụng không có gì nghiêm trọng đáng kể đe dọa đến con chó.
  5. Kiểm tra màu sắc nướu, lưỡi con chó. Một màu nhạt hoặc xám có thể chỉ ra thiếu máu do mất máu hoặc do chó gặm nhấm chất độc. Tương tự như vậy, nếu trên nướu răng hoặc lòng trắng mắt có dấu hiệu xuất huyết, việc chăm sóc thú y là cần thiết ngay lập tức. Không có gì đáng lo ngại nếu các nướu và lưỡi chó có màu hồng hay đỏ.
  6. Cho có uống nước và quan sát xem chúng có gặp khó khăn khi uống hay không.
  7. Xác định xem con chó có bị mất nước? Cách dễ dàng nhấ là nhẹ nhàng nắm bắt một nếp da ở đáy cổ nó và kéo da lên trên. Nếu ở trong trạng thái bình thường, khi bạn buông nếp gấp làn da thì da dễ dàng trở lại vào vị trí. Tuy nhiên, nếu da gấp không trở lại hoặc chuyển động chậm khi trở lại vị trí ban đầu, điều đó chứng tỏ độ đàn hồi của da kém – điều này chỉ xảy ra khi con chó bị mất nước.

Việc chữa trị cho con chó mà không có sự can thiệp của thú y có thể thành công miễn là con chó đó không có một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng như suy thận, thiếu máu, viêm tụy hoặc tắc ruột do ăn phải rác hoặc các đồ ăn có hại.

> Xem thêm: 

ĐIỀU GÌ CÓ THỂ XẢY RA KHI CON CHÓ NHỊN ĐÓI QUÁ LÂU?

Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu các bộ phận cơ thể của một con chó và quá trình hóa sinh có thể bị gián đoạn tùy thuộc vào thời gian nhịn đói của chúng. Nếu con chó đó khỏe mạnh, và không cần sự trợ giúp y tế thì chẳng có gì đáng lo ngại cả.

Tuy nhiên, ta thường bắt gặp những chú chó bị bỏ rơi lâu ngày và đang trong tình trạng kiệt sức. Chức năng sinh hóa của loài chó có thể hoạt động trong vòng hai mươi bốn giờ không có chế độ dinh dưỡng. Ưu tiên lớn nhất của các quá trình trao đổi chất của con chó là giữ cho nồng độ glucose trong máu ở mức bình thường. Nếu đường huyết (“đường máu”) giảm quá thấp vì lý do nào đó, não, tim, cơ bắp và thận sẽ ngừng hoạt động và cái chết sẽ đến với chúng một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi con chó không thể  ăn, mối quan tâm đầu tiên của bạn là làm sao huy động nguồn glucose được dự trữ ở gan và các cơ bắp bằng cách cho chó uống nước đường pha hay uống sữa.

Sau khoảng hai ngày không ăn, nguồn glucose được dự trữ cũng dần cạn kiệt. Vì vậy, khi mức huyết glucose trở lại bình thường, quá trình hóa học mới mở, gan và thận tạo ra các phân tử từ phản ứng sinh hóa phức tạp; khi đó bạn hãy bắt đầu cho chó tập làm quen với thức ăn mà bắt đầu từ cháo rồi sau đó hãy đến thức ăn khô nhé!